Sự tiết quá độ của HCl và pepsin:
Sự tiết axit được điều hòa bởi ba chất:
- Acetylcholine (ACH): kích thích các tế bào thành tiết HCl thông qua con đường phospholipase. Phospholipase được kích thích trên thành tế bào, sau đó phân cắt PIP thành IP3 và DAG, giải phóng các ion canxi vào tế bào chất. Các ion canxi này liên kết với calmodulin và kích thích protein kinase C (PKC). PKC sẽ dẫn đến quá trình phosphoryl hóa và hoạt hóa hydro/kali ATPase (H/K ATPase), dẫn đến tiết axit. Nguồn gốc của ACH là từ dây thần kinh phế vị (dây thần kinh số X).
- Gastrin là một loại hormone kích thích sự tiết HCl thông qua cơ chế tương tự của ACH, dẫn đến việc kích hoạt H/K ATPase. Gastrin chủ yếu được tiết qua các tế bào G, nằm trong phần trống của dạ dày, được kích thích bởi sự hiện diện của các axit amin và ACH trong lòng dạ dày.
- Histamine kích thích tế bào thành tiết ra axit qua con đường cAMP thông qua sự hoạt hóa của protein kinase A và kích hoạt H/K ATPase. Histamine chủ yếu được tiết qua các tế bào mast từ các mô xung quanh dạ dày.
Sự rối loạn 3 con đường trên sẽ dẫn đến các hội chứng về dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu do căng thẳng thần kinh: nồng độ ACH và histamine tăng cao dẫn đến tăng sản xuất axit, do đó gây ra viêm dạ dày. Căng thẳng còn giải phóng angiotensin II – làm giảm lưu lượng máu đến niêm mạc, hình thành các dạng oxy hoạt động (ROS) – tấn công DNA và gây stress oxy hóa trên niêm mạc nếu lượng ROS hình thành vượt quá khả năng kiểm soát của hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể.
Công trình nghiên cứu khoa học gốc và link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29763101/
Xoắn khuẩn Helicobacter pylori:
Helicobacter pylori (H. pylori) là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm dạ dày trên toàn thế giới. H. pylori là trực khuẩn gram âm có hình xoắn, chúng sống chủ yếu ở lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, tăng trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 37o C và môi trường trung tính, chịu được môi trường có pH = 5.5 – 8.0.
Các yếu tố xâm nhiễm và gây bệnh của H.pylori:
- Tiêm mao giúp pylori di chuyển dễ dàng qua lớp màng nhầy để vào niêm mạc nơi có môi trường lí tưởng để chúng phát triển và gây bệnh.
- Ure A/B: là enzyme xúc tác thủy phân ure – sản phẩm của quá trình tiêu hóa ở dạ dày tạo NH4+ vừa là yếu tố độc lực vừa có tác dụng kháng axit để pylori tồn tại.
- Lipopolysaccharide (LPS): giúp H.pylori thoát khỏi hệ thống miễn dịch của cơ thể. LPS là thành phần chính lớp màng ngoài của vi khuẩn gram âm duy trì tính toàn vẹn và bảo vệ màng vi khuẩn khỏi các tác nhân có hại. Trong cấu trúc của LPS pylori có kháng nguyên O, có khả năng bắt chước các kháng nguyên của nhóm máu trong cơ thể chúng ta. Vì những kháng nguyên nhóm máu này có trong niêm mạc dạ dày nên sự biểu hiện nó giúp chúng ngụy trang, thoát khỏi sự thực bào của hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể. (Công trình nghiên cứu khoa học gốc và link tham khảo: https://doi.org/10.1046/j.1365-2036.1996.22164004.x).
- Yếu tố bám dính: Bab A/B, sabA, OipA là các protein màng ngoài có vai trò tăng cường sự kết dính của vi khuẩn vào các tế bào biểu mô.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến tác động gây bệnh của H. pylori là yếu tố vật chủ. Các yếu tố nhạy cảm của vật chủ như tính đa hình trong gen mã hóa các thụ thể cao hoặc các cytokine đặc hiệu. Việc nhiễm H. pylori kích hoạt IL-8, thu hút bạch cầu trung tính giải phóng các gốc oxy tự do dẫn đến tổn thương tế bào.
Công trình nghiên cứu khoa học gốc và link tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK544250/
Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs):
Thuốc NSAIDs là những loại thuốc kháng viêm như aspirin, indomethacin,… được kê đơn phổ biến nhất trong điều trị viêm khớp, các bệnh viêm, bảo vệ tim mạch. Tuy nhiên, chúng lại gây ra các biến chứng về đường tiêu hóa như loét và ăn mòn dạ dày. Do tác dụng của NSAIDs ức chế cyclooxygenase (COX) – enzyme chính trong việc tổng hợp prostaglandins.
Sự ức chế COX dẫn đến giảm prostaglandins niêm mạc gây nên những tổn thương ở dạ dày. COX có hai đồng dạng là COX-1 và COX-2. COX-1 chịu trách nhiệm duy trì tính toàn vẹn của niêm mạc dạ dày, COX-2 có vai trò trong phản ứng viêm. Do đó, tổn thương dạ dày vì nguyên nhân thiếu prostaglandins ở niêm mạc là do ức chế COX-1.
Ngoài ra, các NSAIDs hầu hết là axit hữu cơ. Trong dịch vị, chúng không bị ion hóa và hòa tan trong lipid. Các NSAID sẽ khuếch tán qua màng tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày vào tế bào chất nơi có pH trung tính, các NSAIDs sẽ được chuyển thành dạng ion hóa và tương đối kỵ mỡ. Do đó, NSAIDs bị giữ lại và tích tụ trong tế bào, dẫn đến tổn thương.
Công trình nghiên cứu khoa học gốc và link tham khảo: