Ung thư vòm họng là loại ung thư thường gặp và phổ biến ở các quốc gia châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, ung thư vòm họng đứng thứ sáu trong nhóm sáu loại ung thư thường gặp nhất ở Việt
Nam và nam giới có tỷ lệ mắc ung thư này cao nhất.
Ung thư vòm họng là một khối u ác tính phát sinh từ biểu mô của vùng vòm họng. Việc phát hiện sớm ung thư vòm họng là rất khó vì hầu hết chỉ đến khi bệnh đến giai đoạn cuối các dấu hiệu mới đặc trưng. Nổi hạch cổ là biểu hiện ban đầu ở nhiều bệnh nhân. Có ba nhóm nguyên nhân chính gây nên ung thư vòm họng:
- Yếu tố môi trường: Những người có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, uống nhiều rượu hoặc sinh sống, làm việc ở những khu vực ô nhiễm nhiều khói bụi, những người ăn nhiều thực phẩm chứa chất Nitrosamine.
- Yếu tố di truyền
- Yếu tố viêm nhiễm: cơ thể nhiễm Epstein – Barr Virus (EBV) – là một chủng thuộc nhóm Herpes virus ở người. Trong nghiên cứu của các nhà khoa học ở HongKong đã phát hiện DNA của EBV có trong các mẫu huyết tương của bệnh nhân ung thư vòm họng.
Công trình nghiên cứu khoa học gốc và link tham khảo:
Link: https://cancerres.aacrjournals.org/content/canres/59/6/1188.full.pdf
Về cơ chế phân tử, ung thư vòm họng có liên quan đến sự methyl hóa bất thường trên các gene ức chế khối u. Sự methyl hóa DNA là một quá trình gắn gốc methyl (-CH3) từ phân tử S-andenosyl methionine vào vị trí 5’của nucletide Cytosine. Sự methyl hóa DNA thường gây cản trở sự gắn của phân tử RNA polymerase và các nhân tố phiên mã dẫn đến ức chế quá trình phiên mã, mRNA không được tạo thành. Một số gen ức chế khối u bị methyl hóa dẫn đến các gen này bị bất hoạt, ảnh hưởng đến các con đường truyền tín hiệu của chúng và cuối cùng dẫn đến sự phát sinh ung thư. Một số gene ức chế khối u liên quan đến sự hình thành khối u vòm họng: RASSF1A, DAPK, ZMYND-10 và p16INK4α.
Ngoài ra, các microRNA (miRNA) là một họ các phân tử RNA không mã hóa có vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học của cơ thể như sự phân chia, tăng sinh tế bào, sự biệt hóa, apoptosis, các quá trình đáp ứng stress. Sự rối loạn biểu hiện của các miRNA được chia thành hai nhóm chính: nếu miRNA được biểu hiện dư gây ra sự ức chế quá trình tổng hợp của một số protein ức chế khối u => miRNA gây ung thư (oncogenic miR), nếu miRNA được biểu hiện thiếu gây ra ức chế sự tổng hợp của một số protein ức chế khối u => miRNA ức chế khối u (tumor suppressor miR). Một số miRNAs có sự biểu hiện quá mức: miR-21, miR-26a, miR-98, miR-141,… có vai trò trong việc hình thành khối u vòm họng.
(Theo Lao Đức Thuận (2020), “Nghiên cứu một số tính chất phân tử của bệnh ung thư vòm họng ở người Việt Nam”).
Hiện nay, các hướng nghiên cứu về điều trị ung thư đang tập trung sử dụng thực vật trong quá trình điều trị. Hợp chất curcumin trong củ nghệ đang được nghiên cứu rộng rãi. Các nhà khoa học Đại học Hong Kong đã cho thấy hoạt chất curcumin ức chế sự biểu hiện của miR-125a-5p. Trong ung thư vòm họng miR-125a-5p biểu hiện quá mức gây ức chế protein p-53 (protein ức chế khối u) là một protein có vai trò sửa chữa hư hỏng DNA, ngưng chu trình tế bào, gây apoptosis. Vì curcumin ức chế miR-125a-5p nên protein ức chế khối p-53 sẽ tăng cường hoạt động ngăn chặn sự phát triển, di căn của khối u.
Công trình nghiên cứu khoa học gốc và link tham khảo:
Link: https://doi.org/10.1042/CS20140010
Bên cạnh đó, các nhà khoa học ở trường Đại học và Bệnh viện của Sơn Đông, Trung Quốc đã cho thấy Curcumin trong củ nghệ còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của ung thư vòm họng có liên quan đến virus EBV bằng cách giảm sự biểu hiện của kháng nguyên EBNA1 gây bệnh ở EBV.
Công trình nghiên cứu khoa học gốc và link tham khảo:
Link: https://doi.org/10.1155/2019/8592921